Friday, 19 April 2024
Du lịch trong nước

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SIEM REAP

Câu chuyện về cơm Lam có lẽ bắt nguồn từ những chuyến đi rừng dài ngày của những người đàn ông, có thể từ những chuyến đi săn hay gì gì đó nói tóm lại là những chuyến đi xa và dài ngày Hehehe. Không nồi chảo, không cơm nắm, cơm vắt phiền toái, chỉ cần một “ruột tượng” đựng gạo vắt qua vai (còn lửa, dao thì bao giờ không có trong hành trang của người đi rừng), đói lúc nào thì dừng ở đó, tự chặt vài ống tre nứa, gạo sẵn mang theo, nước sắn dưới suối, củi đốt sẵn trên rừng và lửa sẵn trong tay thế là có thể tự tạo cho mình bữa cơm qua ngày. Thức ăn có thể là muối, vừng, mè rang gí đó đơn giản mang theo. Hoặc có thể là những con vật săn được đem nướng lên ăn cùng… đại khái là vậy. Trên thực tế thì không chỉ có cơm lam, mà còn có cả cá lam, chim lam, rau quả lam… nhưng giờ đây người ta chỉ biết nhiều đến cơm lam, vì trong cơm lam hiện nay đã đủ gia vị để ăn rồi, không cần thức ăn kèm nữa.

Phải thừa nhận là làm đồ ăn lam là một nghệ thuật đặc biệt, người làm chỉ cần nhìn màu sắc ống nứa, ông tre là biết chính xác mức độ chín của thức ăn, từ đó có thể bày ra cả một bữa tiệc lam trên lá chuối giữa núi rừng với nhiều món hấp dẫn. Nói một cách công bằng là cơm lam nói riêng và thức ăn lam nói chung chưa bao giờ có mặt trong những nhà hàng sang trọng, cũng chưa từng được các đầu bếp để ý tới và tất nhiên là chưa từng có trong danh mục “Menu” cả Á lẫn Âu. Nhưng cơm lam vẫn có những cái rất riêng của nó, nó là cơm của người nghèo đã đành, nhưng không ít những người giàu có cũng vì thèm nó mà phải chạy mấy chục cây số để tìm nó cho bằng được. Ở Campuchia cơm lam ngon nổi tiếng là ở Battambang, Siem Reap và Kratier, vì muốn có cơm lam ngon thì đầu tiên phải có gạo ngon. Người ta đem ngâm gạo trong nước vài tiếng đồng hồ như mình chuẩn bị nấu xôi hay nếp để gói bánh chưng bánh tét, để khi lam hạt cơm sẽ dễ chín và chín đều hơn. Dụng cụ để lam chính là ống nứa, ông tre non, nhưng theo một số người làm chuyên nghiệp thì ống nứa sẽ dễ lam ơn ống tre vì ống nhỏ, thường có lớp lụa của mỏng mịn hơn ống tre, trong khi ống tre lớp lụa này vừa thô vừa dày. Rồi người ta dồn gạo đã ngâm vào ống, cứ 3 phần gạo thì 2 phần nước, người ta chừa lại khoảng gần miệng ống để khi gạo chín nở sẽ đầy ống và vít nút lại bằng một loại lá rừng, thường là lá chuối non đã hơ qua lửa cho dẻo. Khi đưa ống lam vào nướng trên bếp thì vỏ nứa còn xanh, nướng cho đến khi vỏ nứa chuyển mà rồi cháy xém, “đầu bếp” chỉ cần nhìn vào màu sắc của ống nữa là biết chính xác đồ lam đã chín hay chưa, đống lửa to hay nhỏ sẽ khiến cho thời gian lam chín nhanh hay chậm, còn tay người xoay ống lam khéo léo sẽ giúp cơm lam chín đều hơn.

Nếu ta đưa cơm lam về phố chắc nó sẽ rất lạc lõng bên cạnh những món Phở, hủ tiếu, bánh bao hay cơm chiên dương châu, thậm chí là lạc lõng so với món canh chua hay cá kho tộ hay chỉ đơn giản là món cà pháo mắm tôm theo khẩu vị của người dân phố thị. (vì đối với dân phố thị thì đây chỉ là món ăn chơi thôi chứ không thể ăn chính thay bữa cơm được, và cơm lam này nó cũng cần có một không gian riêng của nó giống như “cồng chiêng” tây nguyên vậy). Nhưng nếu có người dân phố thị nào được thưởng thức món cơm lam với muối đậu hay măng chua do chính tay mình cầm dao chặt ống nứa, tự tay mình vít đầu ống và tự tay mình làm từ khâu bỏ ống vào lam và tự tay xoay ống để cơm chín đều thì chắc chắn sẽ có nhiều ấn tượng với cơm lam.

Post Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.